TĂNG TRAFFIC TỪ 1600 lên 13600 CHO WEBSITE “ĐỊNH CƯ” CHỈ TRONG 6 THÁNG (KHÔNG BLACK HAT)

SEO semantic update 2024
Chào mọi người, mình là một SEOer có 2 năm kinh nghiệm. Nay mình xin chia sẻ với mọi người một Case Study trong lĩnh vực “Định Cư”. Đây là dự án đầu tiên mình áp dụng phương pháp SEMANTIC (Một phương pháp khá hot ở thời điểm hiện tại) và đã đưa từ một Website trước đó không có gì đặc biệt, bị thin content và backlink xấu,… nhưng đã hút traffic từ 1.600 lên đến 13.600 (Tăng 8 lần) chỉ trong 6 tháng.
I. CASE STUDY NÀY MANG LẠI GÌ CHO BẠN?
 Các checklist On-Page cơ bản để kiểm tra và xác định những yếu tố cần thiết khi khắc phục tình trạng website bị tốc độ tải trang kém, không hiển thị heading…
 Kinh nghiệm mà mình đúc kết được trong quá trình áp dụng Semantic lần đầu (mặc dù là lần đầu tiên làm nhưng có KẾT QUẢ BẤT NGỜ )
 Case Study giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cách giải quyết các vấn đề phức tạp và cách tiếp cận mới trong việc tối ưu hóa SEO cho các dự án lớn.
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN NHƯ THẾ NÀO?
Khi mình mới bắt đầu bước vào, dự án định cư đã được 2 – 3 “đời” tech triển khai. Tuy nhiên, dự án lại được triển khai theo cách “SEO” khá cũ, chỉ phụ thuộc vào backlink và không chú trọng mấy đến content của website. Và chính vì những “tư tưởng cũ” đó mà lúc mình nhận, website chỉ có:
 1.600 traffic/ tháng.
 Top 10: 18 từ
 Top 5: 12 từ
 Maintain: 11 từ
Sau khi check hết “sức khỏe” của website, mình phát hiện web có rất nhiều LỖI, điển hình như:
❗ Robot txt có dòng code chặn CSS và Javascript…
❗ Nền tảng WordPress chưa được update. Phiên bản lúc này là 2020 trong khi bản mới nhất đã là 2024…
❗ Khoảng 1000 hình ảnh nặng hơn 100KB (Làm giảm chất lượng load trang), gần 500 hình thiếu alt…
❗ 30 Backlinks xấu…
❗ Nhiều content không chất lượng…
❗ Bị lỗi On-Page (Lỗi On-Page là những sai sót trên trang web của bạn ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng trên Google)…
❗ Lỗi không đồng bộ URL (Nghĩa là cùng một nội dung trên trang web nhưng có thể được truy cập qua nhiều URL khác nhau)…
❗
III. MÌNH ĐÃ CẢI THIỆN TRAFFIC VÀ RANKING NHƯ THẾ NÀO?
⭐️BƯỚC 1: SỬA LỖI ON-PAGE BẰNG CHECKLIST ON-PAGE
Mình đã sử dụng checklist On-Page để tối ưu hóa tất cả các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên Google.
Nhưng mình không thể liệt kê hết ở đây, nên chỉ nêu ra 4 yếu tố cốt lõi đã thay đổi web nhiều nhất:
 Thứ nhất: Xóa 2 dòng code Disallow xuất hiện trong Robots.txt
Mình đã phát hiện ra Robots.txt đã chặn dòng code liên quan đến thư mục chứa CSS và Javascript khi dùng Checklist On-Page. Đây là 2 dòng code chặn có trong Robot txt:
  • Disallow: /wp-content/themes
  • Disallow: /wp-content/plugins
Mình và team đã nghiên cứu và nhận ra rất có thể 2 dòng đó không cho bot google hình dung được giao diện web. Sau khi fix xong thì mình thấy Ranking được cải thiện tốt hơn.

Bước này chỉ là kinh nghiệm của mình thôi và khi áp dụng thì thấy thật sự có hiệu quả. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên cân nhắc xem những điều trên có phù hợp với website của mình hay không nhé!

 Thứ hai: Update WordPress
Mình đã tiến hành update WordPress từ phiên bản 2020 lên 2023. Phiên bản mới này có nhiều tính năng mới hơn, cải thiện hiệu suất và giúp trang web của mình nhanh hơn, dễ sử dụng hơn.
✅ Điều này có lợi cho trải nghiệm người dùng và SEO. (Lúc Update xong, Ranking tiếp tục tăng lên )
 Thứ ba: Thống nhất URL
Khi dùng Checklist On-Page, mình phát hiện một lỗi nghiêm trọng đó là… Website không đồng nhất URL.
Ví dụ:
  • https://www. abc. com/x-y-z/
  • https://www. abc. com/x-y-z

*Điểm khác nhau của URL này là một link có “/” và một link không có “/” ở cuối URL

Nghĩa là một bài viết của mình mà có tận 2 URL khác nhau
Vì sao mình coi đây là một lỗi cần phải khắc phục? Khi một bài viết có đến 2 URL khác nhau, Google sẽ đánh giá lỗi này là trùng lặp nội dung (Giống như một cái nhà mà có 2 địa chỉ vậy)
=> Lỗi này không chỉ làm giảm chất lượng của trang web trong mắt Google mà còn ảnh hưởng đến việc xếp hạng của trang.
Thứ 4: Tối ưu PageSpeed
Mình hiểu rằng tầm quan trọng của PageSpeed đối với thứ hạng trên Google. Một trang web chậm sẽ dễ bị tụt hạng, làm mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Vậy nên, mình đã nhanh chóng tối ưu PageSpeed, nâng điểm từ 40 lên 67.

Mình đã giải quyết rất nhiều vấn đề khác khi dựa vào Checklist On-Page nhưng trên đây là 4 vấn đề cốt lõi nhất đã giúp mình cải thiện Ranking. Nếu bạn quan tâm đến Checklist này, bạn có thể vào Fanpage của Forza.Agency để tải về và tham khảo nhé!

⭐️ BƯỚC 2: ĐƯA NHỮNG NỘI DUNG MÀ MÌNH MUỐN GOOGLE TIẾP CẬN RA TRANG CHỦ (CÀNG GẦN TRANG CHỦ CÀNG TỐT)
Để tập trung vào ba cụm chủ đề chính là: Châu Âu, Mỹ và Canada. Vì vậy, mình đã nhờ DEV đem 3 chuyên mục này ra ngoài trang chủ.
=> Điều này sẽ giúp Google dễ tiếp cận và ít tốn tài nguyên của Google hơn.
———————————————————————————————-

2 bước trên chỉ là kinh nghiệm của mình thôi và khi áp dụng thì thấy thật sự có hiệu quả. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên cân nhắc xem những điều trên có phù hợp với website của mình hay không nhé!

⭐️ BƯỚC 3: DÙNG PHƯƠNG PHÁP SEMANTIC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRAFFIC VÀ RANKING
Semantic là một con “Át chủ bài” của công ty mình cho việc tối ưu SEO. Nó giải quyết được hầu hết mọi các vấn đề mà mình đang gặp phải, từ tăng Ranking đến Traffic (Tác động nhiều nhất) và thay đổi website mình 180°.
Trước khi đi sâu vào cách áp dụng phương pháp này, mình sẽ định nghĩa đơn giản về nó trước nhé!

“Phương pháp Semantic là cách tối ưu hóa trang web của bạn không chỉ dựa vào việc sử dụng từ khóa mà còn dựa vào việc hiểu rõ nghĩa và mối liên hệ giữa các từ và cụm từ trong nội dung của bạn.

Khi viết, bạn không nên nhồi nhét từ khóa mà bài viết của bạn cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và hữu ích, phù hợp với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.

Ví dụ: Khi ai đó tìm kiếm “Định cư Canada”, họ không chỉ muốn biết cách định cư Canada như thế nào, mà họ còn muốn biết các thông tin liên quan như: Khí hậu Canada như thế nào, văn hóa ở đây ra sao, lời khuyên khi định cư Canada là gì,….

Vì vậy, Semantic giúp trang web của bạn trả lời không chỉ câu hỏi cơ bản mà còn cung cấp thông tin phong phú, liên quan mật thiết đến chủ đề tìm kiếm, từ đó tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và cải thiện khả năng xếp hạng của bạn trên Google.”

Vậy cách mình thực hiện phương pháp Semantic này để GIẢI CỨU Case Study này như thế nào?
Mình dùng TOPICAL MAP

Topical maps là một cấu trúc tổ chức nội dung theo chủ đề chính và chủ đề phụ giúp làm rõ mối quan hệ và ngữ cảnh của nội dung trên trang web của bạn

Mình chọn Hy Lạp là mục tiêu để thử nghiệm phương pháp này vì 2 lý do:
  • Chủ đề này ít từ khóa cam kết.
  • Các bài viết cho cụm Hy Lạp trên website hầu như chưa có nên mình sẽ không tốn thời gian đi xử lý các bài thin content.

SEO semantic update 2024

Các bước mình áp dụng con “Át chủ bài” Semantic như sau:
 Bước 1: Mình đã xây dựng những cụm chủ đề trung tâm, những điều tạo nên một đất nước Hy Lạp.
Ví dụ như: Kinh tế, văn hóa, chính trị, thần thoại,… của Hy lạp
 Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, mình phát triển nhiều bài viết phụ hơn, tập trung vào các khía cạnh nhỏ hơn như: “Văn hóa Hy Lạp”, “Kiến trúc Hy Lạp”, “Triết học Hy Lạp” và “Ẩm thực Hy Lạp”,….
 Bước 3: Trong mỗi bài viết, mình đã Internal Link đến trang chính và các bài viết phụ khác để tạo ra mạng lưới nội dung liên kết, đồng thời tăng sức mình cho chương trình định cư của mình

Những điều trên sẽ giúp Google hiểu rằng, mình là chuyên gia trong lĩnh vực này, mình hiểu về đất nước này ra sao, từ đó sẽ đánh giá cao website mình.

Sau khi phát triển Topical Maps xong, team mình đã triển khai 11 bài content cho Hy Lạp, trong đó có 1 bài chính là về “Định cư”, còn 10 bài còn lại được triển khai để làm rõ cho Google thấy mình hiểu rõ về đất nước Hy Lạp.
 Kết quả: Sau 3 tuần, mình thấy Ranking từ top 13, 14 nhảy vọt lên được top 5 và đang ổn định ở top 8. Nhưng hiện tại mình không focus quá nhiều về nó nữa vì mình đã thử nghiệm xong và thấy có hiệu quả.
Thừa thắng xông lên  Mình áp dụng phương pháp này cho 2 dự án khác là Mỹ và Canada với cùng một suy nghĩ như vậy.
Kết quả cho ra thật đáng NGẠC NHIÊN. 
✅ Từ khóa cam kết Mỹ từ top 12 nhảy lên hẳn lên top 5. Tương tự Canada cũng vậy, tất cả các từ khóa đều nằm trong top 3 – top 5
✅ Sau đó, traffic website mình tăng đáng kể, từ 2.400 lên 15.000 lượt/tháng. Lúc đấy, team mình nghĩ rằng dự án này chắc chắn Win rồi. Nhưng KHÔNG….
 Một cú TWIST đã xảy ra mà mình không ngờ đến đó là….
Gần như tất cả các từ khóa của Mỹ và Canada đều BAY SẠCH chỉ trong 1 đêm (19 từ rớt 10 từ). Trong đó:
  • Mỹ: Từ top 5 rớt xuống top 15 ⬇️
  • Canada: Từ top 3 out khỏi top 10 ⬇️
❓ Lúc đó team mình không hiểu lý do vì sao và nguyên nhân đến từ đâu. Sau đêm định mệnh đó, tụi mình đã ngồi lại với nhau để tìm hiểu và đào sâu lại vấn đề, thì phát hiện ra nguyên nhân cực kỳ TO BỰ đó là…
 Sau khi áp dụng Topical Map vào Canada và Mỹ bằng cách thêm nhiều content mới và chất lượng vào, điều này làm cho Google biết rằng mình đang tập trung vào 2 nhóm này,
– Vì vậy Google dành nhiều sự quan tâm hơn về mình, nó chui vào web thì thấy…. Một đống content KHÔNG CHẤT LƯỢNG ngày xưa => Bị Google phạt (Thuật toán Panda). 
 Không nản chí, team mình liền lên kế hoạch để cứu vớt lại 2 chương trình này bằng cách….
✍️ List ra toàn bộ các bài liên quan đến 2 chủ đề đó, phân loại ra những bài nào phải bỏ, những bài còn sử dụng được nhưng cần phải tối ưu.
Sau đó tụi mình bắt đầu fix lại các lỗi sau:
Thứ 1: Page của Canada là Landing page vì vậy tụi mình triển khai semantic theo dạng blog tin tức, để cover hết các diện định cư Canada.
Thứ 2: Tụi mình đã phát hiện ra một đống Internal Link đi không chính xác, không đúng ngữ cảnh.

Ví dụ: Trong bài viết về “Các phương thức định cư Canada”, có câu: “Nhiều người chọn định cư tại Canada để tận hưởng chất lượng cuộc sống cao.” Trong câu này, bạn tech trước đã tạo liên kết từ từ “định cư” đến một trang khác trên website về định cư nói chung, không riêng về Canada.

Người đọc kỳ vọng liên kết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc định cư ở Canada, không phải thông tin chung chung về định cư.

Vậy nên, mình dùng Screaming Frog để quét và bỏ hết tất cả các Internal Link không chính xác. Sau đó mình nối lại hết.
Thứ 3: Tụi mình thiết kế lại hết tất cả các hình Landing Page sao cho đúng chủ đề nhất.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NHƯ THẾ NÀO?
Kết thúc 4 tháng giải cứu Case Study này, kết quả là:
  • Tụi mình đã cứu lên được top 5 và top 8 và những từ ăn theo như tư vấn định cư Canada cũng biến động từ top 5 đến top 8. Từ ổn định nhất là Start-up visa Canada giữ được top 5.
  • Còn Mỹ thì cứu vớt được một phần (Phục hồi được 60%) và đang tiếp tục phục hồi lại.
FINALLY, dự án mình đã được NGHIỆM THU 100% 
Nếu bạn có hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về Semantic thì có thể vào Fanpage Forza.Agengy để tham khảo kiến thức nhé! (Link Fanpage mình sẽ để ở phần comment nha)
P/s: Trải qua cú Twist này, mình đã nhận ra một điều quan trọng: Việc áp dụng Semantic SEO là hiệu quả và cần thiết cho sự phát triển lâu dài của website.
Tuy nhiên mỗi chủ đề, mỗi phân khúc đều cần được phân tích kỹ lưỡng để tìm ra chiến lược phù hợp nhất. Đối mặt với hình phạt từ Google, ban đầu mình cảm thấy thất vọng, nhưng sau đó đã xem đó là cơ hội để cải thiện và nâng cao chất lượng nội dung. Nhờ đó, website không chỉ phục vụ người dùng tốt hơn mà còn trở nên bền vững hơn.
hình ảnh sau khi áp dụng seo semantic
Nguồn: cộng đồng seo mũ trắng facebook.
daftar game gacorinfo trik gacormodal receh olympuspola permen gacorpanduan wild spesialrtp jitu akuratsitus gampang menangsitus gacor terbarutrik maxwin olympusportal scatter hitamteknik keramat mahjongpola pasti gacorcakar76 mahjong waysgates of olympuslink cakar76 maxwinlink gacor cakar76mahjong ways gacor cakar76pola gacor mahjong cakar76pola maxwin jprtp gacor cakar76rtp mahjong hitamscatter hitam mahjongbocoran pola mahjongdumatoto mahjong waysdumatoto pasti maxwingame gampang menangmahjong ways dumatotonaga hitam mahjongperkalian kakek zeuspola mahjong wayspola starlight princessrtp mahjong ways
rahasia ampuh mahjong rtp live akurat pgsoft lengkap gacor